Mẹ Tôi
By Tạ Quang Trung
This article is only available in Vietnamese.
Mẹ Tôi
Tạ Quang Trung
Quê Hương, một đề tài rộng lớn, một nguồn cảm hứng bất tận cho văn nghệ sĩ và là chủ đề nghiên cứu cho trí thức các nghành. Viết về quê hương thật dễ mà thật khó. Dễ, nếu nhìn toàn diện, thì ta thấy nước ta có hơn bốn ngàn năm văn hiến, có rừng vàng biển bạc, nói chung chung là như thế.
Nhưng nếu nói thật cụ thể, thật giới hạn thì quê hương là gì? Những ký ức của một đời người? Một khoảng thời gian sinh hoạt của một đời người? Một kỷ niệm? Một nhân vật, hoặc một đồ vật lien quan đến cuộc sinh hoạt tại nơi chôn nhau, cắt rốn? Then ý nông cạn của tôi thì quê hương tôi thể hiện qua một nhân vật: Mẹ Tôi.
Mẹ tôi chính là hình ảnh quê hương của tôi vì nhiều lẽ: tuổi bà đã non thế kỷ. Bà là nguồn gạch nối giữa tôi và thời thơ ấu của tôi. Bà hiện còn ở Việt Nam , cho nên khi tôi lien lạc với mẹ tôi, chính là tôi tiếp xúc với quê hương tôi. Nếu mai này, có ngày tôi về thăm quê hương thì người đầu tiên tôi gặp gỡ, chào hỏi, để nhìn thấy những giọt nước mắt già nua chảy dài trên đôi gò má nhăn nheo là ai? Người ấy chính là mẹ tôi. Và mỗi khi nghĩ đến và viết về mẹ tôi là nước mắt tôi lại ứa ra, tim tôi như rạn vỡ, chỉ vì tôi thương, nhớ mẹ tôi. Bà là vết thương không bao giờ ăn da non của tôi, nó luôn luôn rỉ máu nếu bị va chạm, dù là rất nhẹ nhàng.
Mẹ tôi chỉ là một người đàn bà Việt Nam rất bình thường như những người đàn bà Việt Nam khác. Bà cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Đối với tôi cả những khuyết điểm của mẹ tôi cũng chính là những nét rất đáng yêu.
Trong đời sống chúng ta, có những cái gần gũi đôi khi đến nhàm chán. Nhưng khi chúng không còn hiện diện, không còn gây phiền phức cho ta, thì chúng lại trở thành nỗi nhớ của ta. Cái khuyết điểm của mẹ tôi cũng thế, đã trở thành nỗi nhớ của tôi khi nó không còn hiện hữu hay nói đúng ra vì thời thế nó không còn khả năng hiện hữu. Khuyết điểm của mẹ tôi chính là tính mê đồng bong của bà.
Mẹ tôi là bà vợ thứ năm của thầy tôi, kém thầy tôi ba mươi tuổi. Bốn bà vợ trước của thầy tôi khi tôi ra đời, bà thì còn sống, bà thì đã chết. Tất cả bốn bà, tôi đều gọi là mẹ già, kèm theo tên nơi các bà cư ngụ. Khi xưng hô thường bỏ đi chữ mẹ, gọi tắt, thân mật, như “già Sốm” là bà mẹ già thứ hai của tôi, thời ấy còn sống và ở làng Sốm, tỉnh Hà Đông.
Thầy tôi, một nhà nho lỡ thời, ở vào lúc mà cái bút long thỏ của ông đã cùn và ngòi bút sắt đang đà thịnh vượng, cái sở học gồm tứ thư, ngũ kinh của thầy tôi không có nơi thi thố, nên khi tôi biết suy nghĩ, nó đã giải đáp cho tôi những thắc mắc đại loại như: tại sao có sự việc ấy? Nó biến chuyển như thế nào? Nó kết thúc ra sao?
Thời thơ ấu, tôi sống gần thầy tôi hơn mẹ tôi, vì tối tối, tôi ngủ với thầy tôi. Buổi sang, thầy tôi dậy sớm, làm vệ sinh, rồi thắp nhang lễ Phật, đọc một thời kinh cầu an rồi đánh thức tôi dậy.
Tôi làm vệ sinh, rồi nhóm cái bếp than nhỏ, đun nước bằng cái ấm đồng. Thầy tôi sửa soạn bộ đồ trà. Khi có tiếng reo nhỏ ấy là lúc nước bắt đầu sủi tăm mắt cua. Thầy tôi dung nước ấy tráng ấm và ly uống trà. Khi có tiếng reo to ấy là lúc nước sủi tăm mắt cá, thầy tôi dung nước ấy pha trà. Khi nước sôi ùng ục là nước sôi già, không pha trà được nữa, nước này chỉ dung rửa bỏ đồ trà.
Thầy tôi rót trà ra cái chén tống, sớt ra hai chén quân, nâng chén quân lên môi nhấp một hớp, đặt xuống, trao chén quân thứ hai cho tôi. Tôi, hai tay kính cẩn nâng chén trà nhấp từng ngụm nhỏ. Thường thì mẹ tôi cũng dậy sớm ngồi uống trà với bố con tôi.
Bộ đồ trà của thầy tôi gồm ba cái ấm, ba cái chén tống, một số chén quân xếp trang trọng trong cái khay khảm xà cừ đặt trong tủ chè, trên nóc tủ là bàn thờ Phật. Tùy theo số lượng người uống trà mà thầy tôi dung loại ấm nào và chén tống nào. Trên ba người uống trà, dung ấm quần ẩm. Hai người uống trà, dung ấm song ẩm. Nếu uống một mình, thầy tôi dung ấm độc ẩm. Chén quân, uống trà tùy theo mùa mà thay đổi, chén uống trà mùa hạ miệng loe như cái bát đàn, men trắng, rót trà xanh vào trông như cái hố sen bát ngát, chưa uống đã hết khát. Chén mùa đông miệng hơi chụm lại như chứa đựng tất cả cái nhiệt của trà.
Thầy tôi vừa uống trà vừa hút thuốc lào bằng cái điếu ống khảm xà cừ, có cái cần bằng trúc cong vút đầu bịt bạc.
Sau tuần trà, tôi mang ra cuốn tập thầy tôi viết vài chữ của cuốn tam tự kinh, dạy tôi đọc và giảng nghĩa cho tôi nghe.
Buổi học này không mấy hấp dẫn nên mau chóng chuyển đến mục tôi thường mang những thắc mắc non trẻ của tôi ra hỏi thầy tôi và thầy tôi kiên nhẫn trả lời. Trời sang trắng thì thầy tôi bảo tôi cất tập, thầy tôi đi làm công việc hàng ngày, tôi xuống nhà ngang nơi mẹ tôi làm hàng xay hàng sáo. Thường thì lúc ấy mẹ tôi đang chỉ cho người xay thóc hoặc sàng gạo.
Thời ấy quê tôi chưa có nhà máy xay lúa, hàng xay hàng sáo là nghề đong thóc về xay, giã thành gạo trắng đem ra chợ bán. Cái lời của người làm hàng xay, hàng sáo là số trấu để đun bếp, cám để nuôi lợn, và tấm để ăn. Dụng cụ gồm một cái cối xay thóc, một cái cối giã gạo, một số thúng, mưng, dần, sàng, nong, lia lớn nhỏ.
Mẹ tôi đầu vấn khăn, để tóc đuôi gà, chum bên ngoài chiếc khăn vuông, có hình mỏ quạ để che bụi. Vào những ngày hè nóng nực, y phục của mẹ tôi gồm một cái yếm màu lòng tôm. Yếm là một miếng vải hình vuông, một góc khoét vòng bán nguyệt để buộc ôm lấy cổ, hai góc đối nhau có hai cái dải buộc vòng sau lưng.
Mẹ tôi mặc một cái váy đụp. Váy đụp là một cái váy đã cũ vá chằng, vá đụp them nhiều miếng vải cho bền, chắc.
Váy đụp có nhiều công dụng. Trước tiên, nó là vật che thân của người đàn bà. Thứ hai, khi người đàn bà ngồi để làm việc, cái váy đụp trở thành cái võng ôm ấp đứa con thơ. Thử hình dung đứa trẻ nhỏ bụi bẫm đang mút ngón tay, nằm trong cái váy đụp của bà mẹ, không nơi nào êm ấm và an bình bằng và không hình ảnh nào đẹp bằng. Thứ ba, nếu cả hai vợ chồng đang cày sâu, cuốc bẫm trên đồng ruộng, ở giữa nơi đồng không, mông quạnh, trời lộng gió mà người chồng them một điếu thuốc lào, thì cái váy đụp của người vợ lại thành tấm bình phong che gió cho chồng hút thuốc. Khi ấy người vợ chỉ cần đứng dan chân, căng cái váy đụp. Người chồng đưa chiếc điếu cấy vào, bật lửa, mồi thuốc. Hương vị của điếu thuốc lào giữa đồng chắc chắn là tuyệt diệu. Nhìn người đàn bà đầu đội thúng, hai tay sắn váy lội qua song mới thấy được công dụng bảo vệ thân thể của cái váy đụp. Tùy theo mực nước sông cao, thấp mà sắn váy lên, thì làm sao mà ông “Cuội” ngồi trong cái “đền cao vòi vọi” thấy được cái gì “trắng trắng như con núi” như cụ Tam Nguyên đã tả trong bài thơ “Vũng Lội làng Ngang”?
Chắc chắn cái váy ở các xứ Tây phương không có được các công dụng kể trên, nhất là cái váy ngắn, mini skirt.
Ngày mát trời mẹ tôi mặc them cái áo cánh màu nâu non. Mùa đông them cái áo bông.
Ở xứ Mỹ này, mùa nào, quần áo nấy nên dù tuyết giá mà không thấy lạnh. Còn cái lạnh ở miền Bắc Việt Nam , cái lạnh chết cò, nước chỉ đóng váng, nhưng cò bước xuống ruộng được vài bước là chết cóng. Lạnh quá, lạnh đến mạ cũng không mọc nổi, phải đánh bùn lên sân rồi gieo mạ mới kịp vụ mùa. Người dân nghèo miền Bắc, mùa đông, mặc hai lớp áo, giữa độn lớp rơm, rạ cách nhiệt, them cái áo tơi chống mưa phùn. Cực khổ như thế mới có được bát cơm.
Vào những ngày tư, ngày tết, mẹ tôi mặc quần lĩnh, áo cánh trắng, thất lưng màu hoa lý, cái áo dài tứ thân màu nâu non hai vạt buộc lại trước bụng, đầu đội nón quai thao, chân đi hài cườm.
Năm Việt Minh nổi lên cướp chính quyền, đánh phá tỉnh Vĩnh Yên của Việt Nam quốc dân Đảng. Anh cả tôi bị bắt, lãnh án tử hình, đem về giam tại Phúc Yên chờ thi hành án. Thầy, mẹ tôi phải xuống Hà Nội xin ân xá cho anh tôi. Xuống ga Hành Cỏ, mẹ tôi vào góc khuất, cởi chiếc váy đụp, buộc lại vạt áo dài rồi hai tay dắt hai chị em tôi chạy băng qua đường. Hồi ấy Hà Nội có ít xe hơi, phương tiện di chuyển là tàu điện, xe đạp và xe kéo, nên việc mẹ con tôi dắt nhau chạy vèo qua đường không có gì nguy hiểm.
Buổi sang, mẹ con tôi quì giữa cổng phủ chủ tịch, đầu mẹ tôi đội cái khay trên đặt cái đơn xin ân xá cho anh tôi. Một anh bảo vệ ra nhận đơn, lát sau quay trở ra bảo mẹ tôi dẫn chị em tôi về, sẽ cho biết kết quả sau. Mẹ con tôi vẫn quì như thế cho đến gần trưa, một ông nhận là bí thư ra bảo mẹ tôi dẫn chị em tôi về nhà, anh tôi đã được ân xá. Lại cái cảnh mẹ tôi dắt tay chị em tôi chạy vèo qua đường giữa thủ đô Hà Nội trong một buổi trưa mùa hè.
Cái khuyết điểm của mẹ tôi chính là tính mê đồng bong của bà. Mẹ tôi là con nhang, đệ tử của các cửa đền, cửa phủ. Ở Phúc Yên, mẹ tôi thường dẫn tôi đến đền bà Đồng Phò. Căn đền rộng rãi, uy nghi. Chính diện được thiết trí đẹp đẽ, có hai con rắn bằng bông, trông như thật, gọi là thanh xà và bạch xà quấn khúc chắn hai bên. Mẹ tôi thường lên đồng ở đây.
Khi nếp nhà chúng tôi phong vận, thì khăn chầu, áo ngự của mẹ tôi xếp đầy mấy cái hòm gỗ. Khi nếp nhà chúng tôi xuy thì mấy cái hòm này cũng theo vận nước thăng trầm mà ra đi.
Lúc nếp nhà thịnh vượng thì mẹ tôi ngồi đồng. Bà ngồi xếp hoa thị ngay ngắn giữa cái chiếu hoa trước bàn thờ thánh, trên đầu phủ tấm khăn vuông đỏ. Theo tiếng đàn và tiếng hát của mấy người Cung văn, thân hình mẹ tôi bắt đầu chuyển
động, vặn tròn theo chiều kim đồng hồ. Khi Đồng nhập thì mẹ tôi giựt phắt cái khăn đỏ ra khỏi đầu, miệng hú một tiếng và tay phải ra hiệu. Đám cung văn theo điệu bộ của mẹ tôi mà nhận biết ông hoàng, bà chúa nào đã nhập vào bà mà đàn,
hát. Các bà hầu dâng mặc y phục cho mẹ tôi theo nhân vật xuất hiện. Thường thì Bà Chúa Thượng Ngàn hay nhập vào mẹ tôi. Khi ấy mấy ông cung văn sẽ đàn và hát.
Ngàn mái, ngàn me
Bà mặc yếm thắm
Bà che dù tầu đi lui vài bước. Tay phải cầm dù, tay trái múa vài điệu dịu dàng, bà đi diễu vòng quanh chiếu. Khi bà bỏ dù xuống, các bà hầu dâng sẽ đốt hai cái bấc bằng
giấy bản tẩm dầu. Bà Chúa Thượng Ngàn kẹp hai cái bấc vào kẽ ngón tay, bàn tay trái và phải, vừa diễu vừ múa. Hai cái bấc cháy được một nửa. Bà Chúa Thượng
Ngàn ngồi xuống giữa chiếu. Bà hầu dâng đón lấy hai cái bấc dập tắt, mang về lấy phước vì là lộc thánh ban.
Bà Chúa Thượng
Ngàn bắt đầu phát lộc. Lộc gồm những tờ tiền giấy còn mới gấp lại rồi cột với nhau theo hình con bướm, trái cây v.v… Đầu tiên bà phát cho đám cung văn, mấy bà hầu dâng, con nhang đệ tử và những người đứng xem. Phát lộc xong, Bà chúa kể
cho mọi người nghe cản thượng ngàn có cây trăm thước, có hoa bốn mùa. Đôi khi bà chúa uống chút rượu và làm thơ ban cho mọi người. Những bài thơ này mang màu sắc siêu thoát, khác thường. Khi gần thăng, Bà Chúa Thượng Ngàn ngồi ngay ngắn,
hai tay chắp trước ngực, nhắm mắt, lắc mạnh mình một cái. Người đàn bà ngồi giữa chiếu lại trở về vớ bản chất chân thật thường nhật: mẹ tôi. Mẹ tôi hơi ngơ ngác như qua cơn ngủ mê, bà cởi bỏ y phục, đi rửa mặt, làm vệ sinh. Chiếc chiếu
hoa cạp điều lại đành cho một người khác, một ông thánh khác: Đức Quan Thánh.
Bà giáo thường là cốt để đức Quan Thánh nhập vào. Đức Quan Thánh trong bộ chiến y, oai phong lẫm liệt, chân trái co lên như thúc ngựa. Tay trái cặp thanh long đao sát cạnh sườn, tay phải giơ lên, vuốt râu, chỉ huy ba quân. Khi sử
dụng ngón đà dao, ngái kéo lê thanh logn đao bằng gỗ đào hoa tâm, rồi bất chợt vung lên như sấm sét. Cái oai phong của chiến tích quá ngũ quan trảm lục tướng chiến tích khơi sông Bạch Hà của Đức Quan Thánh được diễn lại như thực.
Khi đạo luật “Bảo vệ thuần phong mỹ tục” được mai tang cùng với chế độ khai sinh ra nó, các cửa đền, cửa phủ ở Sàigòn lại tiếp tục hoạt động. Mẹ tôi thường hay đến lễ tại đền Sòng Sơn của Cô Đồng Giang ở đường Nguyễn Thiện Thuật, Hội
phủ giấy ở đền thờ Hai Bà Trưng, nơi có hai con bạch tượng bằng ciment khổng lồ, ở đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định và đền Ngã Năm Bình Hòa.
Tôi đưa mẹ tôi đi lễ, hết giờ làm việc, đên đón bà về. Đôi khi đến sớm, tôi thường ngồi ngoài sân nhìn con cá tai tượng đang bơi lội trong cái bể cạn có hòn non bộ, hay coi lũ yến phụng đang chí choé trong lồng, mà ít khi vào trong
chính điện. Chỉ một lần trời mưa tôi phải vào đứng ở hàng hiên lúc ấy một bà chúa đang nhập vào một thiếu phụ và đang phát lộc, thấy tôi đang đứng dựa cột nhìn vào, bà chúa vẫy tay gọi tôi vào cho lộc. Tôi lắc đấu. Bà chúa nhờ mẹ tôi
mnag ra mấy con bướm gấp bằng tiền giấy và một quả cau. Mẹ tôi nói “Lộc thánh ban, nhận đi con,” vâng lời mẹ, tôi nhận. Sau này, trong một bữa tiệc cưới, tôi được xếp ngồi cạnh thiếu phụ, vui câu chuyện tôi có nhắc lại cảnh phát lộc thì
nàng nói “Đấy là lộc thánh ban cho ông, chứ tôi không cho ông cái gì cả!”.
Một khuyết điểm rất tiêu cực của mẹ tôi là nói dai của bà. Thường khi gặp những việc trái ý nhỏ, mẹ tôi không nói, tự làm lại việc ấy theo ý của bà. Nếu các chị tôi hay người nhà trải một cái chiếu không ngay ngắn, bà sẽ trải lại
cho ngay ngắn, để đồ vật không ngăn nắp bà sẽ sắp xếp lại cho ngăn nắp, thứ tự. Người tinh ý thấy hành động của mẹ tôi và làm lại đúng như thế, mẹ tôi rất hài lòng và thương mến. Những người vô tâm, vô tính, buông tuồng làm ăn qua quit,
xong việc thì thôi, một vài lần đầu mẹ tôi làm lại cho mà để ý, lần thứ, mẹ tôi vừa làm vừa dạy cho mà biết cách làm. Nếu vẫn buông tuồng, không thay đổi, mẹ tôi mới nói. Khi ấy mẹ tôi sẽ đọc một bản cáo trạng đúc kết tất cả các tội mà
chúng tôi phạm từ thuở mới sanh đến giờ, đây là bản cáo trạng tập thể của chung chúng tôi không riêng một ai, dù lúc ấy vắng mặt hay không mắc lỗi gì.
Trí nhớ của mẹ tôi rất tốt, rất chính xác. Nhiều khi một sự việc, người làm ra nó đã quên, một thời gian rất lâu về sau, mẹ tôi vẫn nhớ rõ từng chi tiết, từng hành động như
có một cái máy chiếu phim đang từ từ chiếu lại cảnh ấy, vật ấy trước mắt bà. Mẹ tôi nhớ dai và nói chính xác mọi điều, trong lúc người làm ra nó muốn quên, nên họ xấu hổ. Nếu họ biết xấu hổ về nhũng khuyết điểm của họ và họ cố gắng sửa đổi
cho tốt hơn thì mọi sư đều hay. Thông thường người ta xấu hổ và nổi giận vì tưởng rằng không ai biết những hành vi bất hảo của họ, mà chính họ cũng đã quên, nay lại bị phanh phui ra, nên họ đã trút mọi cán hận lên mẹ tôi. Đối với
các lỗi lầm lớn, nghiêm trọng của người khác thì mẹ tôi lại xư sự cách khác, bà gặp riêng tác giả của lỗi lầm ấy, phân tích phải trái để họ hiểu. Có người hối cãi, có người không, mẹ tôi chỉ nói một lần, và tùy theo thái độ của họ mà dùng
người.
Có một lần, chị tôi bị nhà chồng đánh chửi, lối chửi bới có lien quan đến mẹ tôi và đến tai mẹ tôi. Mẹ tôi không nói gì, cho đến dịp tết, sang chúc tết lại thong gia, sau khi trầu, nước, hỏi thăm như thường, mẹ tôi gọi chị tôi ra bảo
ngồi trước mặt rồi nói: “Dung, mẹ nghe con sang làm dâu mà không được vừa lòng người trên kẻ dưới nhà cụ Cai là tại sao vậy? Con ở nhà là một đứa con gái nết na trên kính, dưới nhường, mà sao con đi làm dâu lại mang tiếng xấu cho nhà
mình? Có phải cây cam trồng ở đất Tần thì cho quả ngon, trái ngọt vì đất đai, đất Tần tươi tốt, phong hoá đất Tần đức độ. Còn mang sang trồng ở đất Sở lại cho quả chua, trái đắng là tại vì phong thổ của đất Sở, phải không con?” Mẹ tôi
nói xong câu ấy, đứng lên chào thông gia ra về. Từ đấy nhà anh rể tôi không còn tiếng bấc, tiếng chì đối với chị tôi nữa.
Cái bản cáo trạng của chị em chúng tôi mà mẹ tôi thường đọc chỉ gồm những tội vi cảnh, những “thành tích” của chị em tôi như: lười biếng, không vâng lời, không hoà thuận v.v… Riêng tôi them cái tội vừa dốt lại vừa lười. Chả là mười
hai chữ đầu của cuốn tam tự kinh mà thầy tôi viết cho tôi học, tôi đã học rồng rã trong một năm gồm mười hai tháng, ba trăm ngày (vì những ngày giỗ chạp, lễ, tết được nghỉ) mà vẫ không thuộc, không nhớ mặt chữ, không biết cách viết nét
nào trước, nét nào sau. Tỷ như chữ “nhân” gồm hai nét, bên phải và bên trái, chụm đầu vào nhau như hình trái núi, thì nét nào viết trước? bên phản hay bên trái? từ dưới đưa lên hay từ trên phẩy xuống? Cái trí nhớ của đứa trẻ lên sáu
là tôi không nhớ nổi. Cái sở đoản của tôi là đã dốt lại còn lười. Cái sở trường của tôi là biết uống nước trà, biết thưởng thức vẻ ung dung, nhàn nhã của mấy con cá vàng đang bơi lội trong cái bể cạn, có hòn non bộ, có gốc si già của
thầy tôi, hay vẻ uy nghi lẫm liệt của con cá đuôi cờ (trong Nam gọi la con cá phướn) đang dương oai, diễu võ trước đối thủ. Mẹ tôi bảo nếu tôi đem cái sở trường của tôi biến thành cái sở dụng thì sẽ chẳng có ích lợi gì cho nhà, cho
nước. Tôi là cái thứ vô tích sự. Muốn nên người, tôi phải học và bà bắt tôi phải đi học.
“Ôi! Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi, dẫn đi trên con đường ngoằn ngoèo, dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần,
nhưng lầng này tôi cảm thấy xa lạ, vì chính lòng tôi đã có sự thay đổi: Hôm nay tôi đi học!” Nhà văn Than Tịnh đã viết như thế về cái ngày ông bắt đầu đi học, và tôi đã phải học văn của ông mà nhớ như thế. Nhưng khi đọc cho vợ tôi nghe
lúc viết bài này, vợ tôi, một cô giáo, đã sửa lại: “Anh viết sai. Ông Thanh Tịnh không viết chữ “ôi!” ở đầu. Ông Thanh Tịnh đi học trong tâm trạng hồ hỡi, phấn khởi. Lòng ông ta rất vui, nên không có chữ “ôi” với chấm than, không có
than ôi!, và cái con đường bà mẹ ông Thanh Tịnh dẫn ông đi học nó rộng thênh thang, thẳng tắp, chứ không ngoằn ngoèo dài và hẹp.”
Cô giáo, vợ tôi, là đàn bà. Đàn bà nói sao, hay vậy. Còn tôi thì nghĩ khác: nhà văn Thanh Tịnh hồ hỡi, phấn khởi, vui vẻ đi theo mẹ đến trường, nên học giỏi, nên thành nhà văn, viết văn để bắt những đứa trẻ lười biếng, học dốt như
tôi tập đọc. Còn cái cảnh tôi đi học lần đầu nó ngậm ngùi, ai oán như cảnh đi đày.
Thầy tôi chọn được ngày lành, tháng tốt, bảo mẹ tôi thổi một mâm sôi, luộc một con gà trống. Con gà trống hai cánh tréo nhau trên lưng, hai chân cũng tréo nhau, nằm sấp trên mâm sôi đậu xanh bóc vỏ, miệng ngặm cái bông bụt đỏ tươi tắn
được anh Vọng trịnh trọng bê đi trước. Thầy tôi mặc áo the đen đi sau, đến mẹ tôi, quần lĩnh, áo dài tứ thân, nón quai thao, guốc mộc, tay nắm chặt tay tôi, kéo tôi đi sau dốt. Tại sao mẹ tôi không âu yếm nắm tay tôi như bà mẹ ông Thanh
Tịnh mà lại phải nắm chặt tay tôi, kéo tôi đi? Tại vì tôi bị cưỡng bách đi học, đi trong sự miễn cưỡng, đi mà lòng tôi không vui, mẹ tôi sợ tôi chưa đi học đã trốn học, chạy trở về nên phải giữ chặt lấy tôi, và tôi thấy con đê to, rộng,
dài thênh thang dẫn đến đình làng thành con đường ngoằn ngoèo, dài và hẹp. Còn thân phận tôi đi học như bị phát lưu vào nơi lạ cảnh, lạ người.
Trường học chi gồm có một gia đình kê hai dãy bàn ghế, mỗi dãy 15 chiếc cho nhiều lớp, từ lớp ba xuống đên lớp đồng ấu. Hiệu trưởng, thầy giáo, văn phòng gồm có một người: ông Hương Sư. Ông là một thanh niên ngoài hai mươi, theo Tây
học, có bằng “séc-ti-phi-ca”, được bổ về quê hương, bản quán làm đốc học kiêm giáo học tức giáo viên.
Tôi đã từng theo mẹ tôi đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng một, đã nhìn thấy một ông Hộ Pháp giữ chùa, mặt mũi dữ tợn tượng trưng cho cái toàn ác, là ông Ác. Mặt mũi thầy giáo dễ coi hơn, mặt vuông chữ điền, ăn nói lịch sự giống như
ông Thiện, nhưng cũng tượng trưng cho “cái toàn ác”.
Phái đoàn cán bộ cải huấn dẫn tên tù tí hon là tôi đến đình làng. Thầy tôi gặp ông Từ, xin ông mở cửa cho tôi vào lễ thánh trước khi nhâp học. Hồi trước khi cho tôi học mấy
chữ “Nhân chi sơ, tính bản thiện, thính tương cận, tập tương viễn” của cuốn Tam Tự Kinh, thầy tôi đã làm lễ khai tâm, trình diện thánh cho tôi ở đây, cho tôi gia nhập giới học trò.
Trước vẻ lặng lẽ, uy nghi của bàn thờ, thầy tôi trịnh trọng đốt bạch lạp, đốt hương rồi hương bái lễ cầu xin Đức Thánh mở trí cho tôi học hành tấn tới, theo gương của 72 bậc tiên hiền đệ tử của ngài. Xong thầy tôi bảo tôi vào lễ Thánh,
tôi cũng lên gối, xuống gối đủ ba lần.
Lễ tất, mâm sôi gà được chia làm hai, một nửa mang sang biếu thầy giáo gọi là lễ ra mắt của tôi. Thầy giáo vui vẻ tiếp chuyện thầy mẹ tôi, xếp tôi vào ngồi
cạnh thằng Phúc người làng bên. Phúc nhiều tuổi hơn tôi, hiền lành dễ thương, học lớp ba nên có bổn phận kèm tôi học. Phúc làm quen với tôi bằng cách kể truyện đi chăn trâu, tắm sông, câu cá, bẫy chim, một lãnh vực mà tôi rất thích
nên tôi với nó thân nhau ngay.
Học trò lớp Đồng Âu phải học vỡ lòng 24 chữ cái a, b, c, rồi đến học ghép vần, vần bằng, vần trắc, vần bằng thì dễ rồi a-en-an, ắ-en-ăn, ấ-en-ân, e-en-en,
e-em-em, ê-em-êm.
Còn cái vần trắc nó mới trúc trắc, khó khăn, khúc khuỷu như ruột dê, như con đường sạn đạo mà Hớn Bái Công đi vào Ba Thục:
Đường đi Ba Thục mây xanh dịu
Sao chẳng về phò Hớn Bái Công?
Tôi đã đọc ở đâu? Thời nào? Của ai? hai câu thơ ấy mà nay không còn nhớ nữa. Còn cái vần trắc nó lộn xộn, nó mất trật tự như thế này: o-a-cờ-oắc, o-á-cờ-oác, o-ớ-cờ-oấc, o-e-o-oeo, u-i-u-uyu, vì nó mất trật tự, nó lộn xộn,k
nó linh tinh như thế, nên tôi và nó không thân thiện, không thông cảm, tôi không biết nó, tôi không thuộc bài. K61t quả là anh cu Phúc “ât-sít-tăng-tít-chỏ” của tôi bị nằm dài xuống nền nhà, chịu ba roi mây, còn
tôi, chánh phạm, chịu sáu roi. Cả hai quì trong giờ ra chơi.
“Phụ giáo” Phúc bị tai bay vạ gió, đâm ra oán tôi, không kèm tôi học nữa. Tôi ngu, dốt, không biết hỏi ai, không dám hỏi thầy, phần vì sợ, phần vì ght, nên mít đặc. Lần này hình phạt nghiêm trọng hơn. Tôi, tên tội phạm tý hon, bị đặt
ngồi trong cái thúng, lồng tron cái quang, treo lên xà đình. Ở tại nơi rất cao mà không sang ấy, tôi phải học cho thuộc cái vần trắc, trả bài rồi mới được đưa xuống. Đu đưa trên xà đình, tôi sợ hãi kinh khủng, sợ đến “tè” ra quần, chảy
xuống đầu lũ học trò, chúng la lên, tôi được đua xuống, mà vẫn chưa thuộc bài.
Hôm sau tôi không đi học nữa. Mẹ tôi đánh, mắng, năn nỉ, tôi vẫn nhất định không đi. Tôi có món nợ máu với ông Thầy giáo, tôi phải trả, tôi không đi học.
Nhưng “oán thù nên cởi mà không nên buộc” Đức Phật đã dạy thế, nên món nợ máu với ông thầy giáo vỡ lòng của tôi, tôi không trả được, vì lẽ giản dị là mấy năm
sau, ông thầy giáo đã trở thành anh rể của tôi.
Trong nghề làm hàng sáo của mẹ tôi, có một bà khách hàng quen thuộc là cô giáo của nhà thờ. Cô giáo
nguyên là một nữ tu, rồi vì một lẽ gì, cô đã không giữ được lời khấn trọn đời. Trở về đời sống thường, nhưng cô vẫn luyến tiếc cuộc sống thánh thiện, cô không lập gia đình, vẫn liên lạc với tu viện. Cô được bổ về nhà thờ phụ trách nấu ăn
cho cha xứ, một người Pháp.
Cha xứ, người to, cao, trắng trẻo, hồng hào, tóc vàng, mắt xanh. Ngài ở Việt Nam đã lâu lắm. Trước ngài là sĩ quan trong đoàn quân viễn chinh, sang đánh dẹp
cái xứ thuộc địa là Việt Nam . Sau, giải ngũ, ngài đi tu lại được hội, thừa sai bổ sang mở mang nước chúa ở Việt Nam nên Ngài nói tiếng Việt như người Việt. Các bài giảng của ngài, về lòng bác ái, lễ công bằng rất uyên bác, ngài thường
dẫn chứng bằng các câu thánh kinh, các gương tuẫn đạo, các lẽ tuân phục, làm cho con chiên, bổn đạo cảm động đến rơi nước mắt.
Tuy các con chiên bổn đạo suýt soa tán thưởng, nhưng điều chắc chắn mà tôi biết là họ đã không hiểu gì cả, vì thời ấy kinh thánh chưa được dịch ra Việt văn và chưa phổ biến đến hàng giáo dân.
Cha xứ ở trong căn nhà lầu trong khuôn viên nhà thờ, cạnh hang đá thờ Đức Mẹ và Chúa Hài đồng. Chung quanh khuôn viên là hàng rào sắt, nhà Cha có nuôi một đàn chó bẹc giê, con nào, con nấy to, cao, như con bê con, nên chỉ những người
Pháp, bạn của cha và ngưới có phận sự là ông trùm và cô giáo mới dám vào.
Vì ở Việt Nam đã lâu, nên cha xứ thưởng thức món “dưa mắm” cũng sành điệu như món súp “bu-la-bét”. Ngài thường sai học trò tìm bắt cho ngài những ổ chim sẻ mới nở, con còn đỏ hỏn chưa mọc lông tơ để ngài ngâm rượu. Rượu ngang hoà máu
chim sẻ khiến cho ngài có sức khoẻ rất tốt, nước da luôn luôn hồng hào.
Khi nghe mẹ tôi than thở về việc học hành đầy trắc trở của tôi. Cô giáo đề nghị mẹ tôi cho tôi đến nhà thờ, cô sẽ dạy tôi học, cô không lấy học phí. Nhưng mẹ tôi không chịu, mẹ tôi sẽ trả học phí cho tôi bằng số gạo tấm thơm mà hàng
tháng cô đong để nấu cơm cho cha xứ.
Lớp học ở nhà thờ gồm khoảng bốn chục học trò, toàn là con em giáo dân. Đúng ra đây là một lớp học giáo lý. Cô giáo viết những bài học giáo lý lên cái bảng đen rồi đọc cho chúng tôi nghe, cô gõ cái thước chúng tôi lập lại lời cô, cứ
thế cho chúng tôi đọc. Khi chúng tôi đọc thông thạo, không cần cô nhắc chữ nào là chúng tôi đã thuộc bài. Cách học như thế nên có nhiều đứa thuộc lòng bài học mà không biết mặt chữ.
Xuất thân là một nữ tu, phần giáo lý, cô giảng dạy rất hăng say và hấp dẫn. Chúng tôi say mê nghe cô kể về cảnh tạo thiên lập địa, theo cựu ước, cảnh chúa Giê Su chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ, theo tân ước.
Thứ sáu, cô giáo mở cửa nhà thờ, dẫn chúng tôi lần lượt quì nguyện, ngắm mười bốn đoạn đường
thánh giá, từ chặng đầu “Chúa Giê Su chịu xử án” đến chặng chót “Môn đệ táng xác chúa Giê Su chịu chết để chuột tội cho thiên hạ, theo tân ước.
Thứ sáu, cô giáo mở cửa nhà thờ, dẫn chúng tôi lần lượt quì nguyện, ngắm mười bốn đoạn đường thánh giá, từ chặng đầu “Chúa Giê Su chịu xử án” đến chặng chót “Môn đệ tang xác chúa Giê su vào huyệt đá mới”. So với cái sức non nớt của tôi, mười bốn đoạn đường thánh giá mới dài, mới cực khổ làm sao? Quì đến đau đầu gối, đến ê cả chân mà chưa đến chặng cuối, nên con đường học vấn của tôi vẫn tối tăm mù mịt. Những kiến thức tôi vẫn tối tăm mù mịt. Những kiến thức tôi thâu thập được không làm thầy mẹ tôi hài lòng.
Tôi vẫn tiếp tục theo học cô giáo cho đến ngày, một trong những đứa học trò, cháu bà Văn Vôi, trèo lên trần nhà thờ bắt chim sẻ non, té xuống, chết. Mẹ tôi xin cô giáo cho tôi nghỉ học.
Ít lâu sau có phong trào bình dân giáo dục “i, tờ có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang.” Cách học dễ dàng nên tôi biết đọc và biết viết. Tôi trở thành thông thái hơn mẹ tôi vì bà “mù chữ”. Tuy nhiệt tâm khuyến khích con cái học hành, nhưng mẹ tôi không biết chữ. Để tránh cảnh bị ủy ban bình dân học vụ bắt chui luồn dưới rào cản tre để giữa đường, khi đi chợ, mẹ tôi phải đi vòng bờ ruộng trơn trượt rất xa và vất vả. Sau ủy ban cho người đón đường ngăn chặn, không cho đi vòng nữa, mẹ tôi phải học chữ quốc ngữ.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Mọ lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Kể chuyện mẹ tôi như nước trong nguồn liên mien, bất tận còn nhiều cái cần nói, còn nhiều cái phài nói. Bây giờ là cuối năm. Năm hết, tết đến, nói cái gì? viết cái gì về mẹ tôi?
Lúc nhà tôi còn phong vận, có của ăn, của để vào khoảng gần cuối năm, mẹ tôi đã lựa sẵn một con lợn để thịt vào dịp tết. Trong đàn gà, bà cũng lựa sẵn một con gà giò để cúng giao thừa và xem chân giò.
Cảnh chuẩn bị ăn tết của gia đình tôi rất tấp nập, người nào việc ấy do mẹ tôi cắt đặt. Các công việc gói giò, chiên chả, sào, nấu các thức ăn, thổi xôi, nấu chè, chè kho, chè bà cốt, gói bánh chưng.
Trên bàn thờ Phật có một mâm ngũ quả, xôi, chè, đèn, hương, hoa.
Trên bàn thờ tổ tiên có mâm ngũ quả, hai cặp bánh chưng, xôi, chè, trà và rượu. Dựa hai bên bàn thờ là hai cây miá mật, to, long dài, còn để cả lá. Mẹ tôi bảo là hai cây gậy để các cụ chống đi về hầu Trời Phật.
Ngày 23 tháng chạp có lễ cúng đưa ông táo về trời, có cá chép chiên, cơm, canh, xôi chè, trà, rượu, vàng, nhang. Mẹ tôi mang mấy “ông đầu rau” cũ ra để ở gốc cây chanh góc vườn, thay bằng mấy “ông đầu rau” mới.
Vào khoảng 10 giờ tối ba mươi tết, người nhà bưng mâm ngũ quả theo mẹ tôi lên chùa lễ Phật, xin thẻ để biết việc gia đạo trong năm mới. Mẹ tôi trở về nhà đúng giao thừa, trên tay có cây nhang đang cháy và cành hoa cúc hái ở sân sau chùa, gọi là hái lộc.
Khi mẹ tôi đi lễ chùa thì ở nhà chị cả Khoát đã chuẩn bị hai mâm cổ mặn cúng giao thừa và cúng gia tiên.
Mâm cổ cúng gia tiên gồm các thức ăn mặn: giò, chả, thịt quay mỗi thứ hai đĩa, xào, nấu măng, miến, mỗi thứ hai bát, 4 bát cơm, 4 đôi đũa, một cút rượu, 4 cái ly.
Mâm cổ cúng giao thừa gồm một mâm xôi đậu xanh cà vỏ và con gà giò luộc. Chú gà giò dùng để cúng giao thừa được nuôi kỹ lưỡng từ trước, nhốt riêng, cho ăn uống theo thức ăn riêng và không cho đạp mái. Đến chiều 30 tết, mẹ tôi tới bắt chú gà giò, rửa sạch hai chân, đầu, cổ. Xong, bà ngậm một ngụm rượu phun lên đầu gà, một ngụm rượu khác phun lên chân gà, kỳ cọ tẩy uế lần nữa, lấy giấy bản lau khô đầu và chân gà, nhốt vào nơi cao ráo, sạch sẽ. Mẹ tôi khăn áo chỉnh tề, cầm bó nhang đang cháy, và chân chú gà giò, đưng giữa sân vái tứ phưong, xin trời, đất, quỉ, thần bốn phương báo cho gia chủ biết những điềm cát, hung trong năm tới vào đĩa tiết và đôi chân gà. Khấn xong, bó nhang được chia ra cắm 4 góc sân, 4 ly rượu được đổ xuống đất. Chú gà giò được đưa cho anh Vọng cắt tiết, nhổ long. Anh Vọng được đặc biệt giao cho làm việc này vì anh biết cách làm thịt gà để cúng giao thừa. Lúc nhổ long để cắt tiết, anh lầm rầm khấn “Sống cắt tai, mái cắt cổ. Hoá kiếp cho mày. Về chầu Phật Thich Ca. Kiếp sau chớ làm thân gà. Khỏi bị tao cắt cổ.”
Nhổ sạch đám lông nơi mang tai trái, rạch một đường sâu, khi tiết gà phun ra mạnh, anh Vọng hứng tiết vào cái đĩa con. Nhổ sạch lông, rạch ngang bụng gà để moi lòng ra. Sauk hi đã rửa sạch sẽ, đầu và chân cánh gà được cài theo thế lòng gà quấn lại, để lại vào bụng gà, luộc. Con gà giò luộc, mỏ ngậm miếng tiết luộc, đặt trên mâm xôi, đó là mâm cỗ cúng giao thừa.
Một thùng nước đầy đặc sẵn ở cổng, khi mẹ tôi từ chùa về đến nhà, bà đổ thùng nước này chan hoà từ cỗng vào đến sân, ý mong những điều tốt lành sẽ vào nhà chan hòa như nươc. Cành hoa và cây nhang mang từ chùa về, mẹ cắm lên bàn thờ gia tiên. Cúng giao thừa là một thể thức long trọng. Bàn thờ kê giữa sân, đủ lễ vật: hương, hoa, trà, rượu, đèn, nến. Một chiếc chiếu trải trước bàn thờ. Thầy tôi khăn áo chỉnh tề đứng giữa chiếu. Mẹ tôi đứng lui về phía sau, bên phải, thế cách này chỉ rõ tôn ti trật tự và ngôi thứ trong gia đình: người đàn ông là gia trưởng, tương thông với đất trời. Thầy tôi đốt thẻ nhang, chắp trước trán, khấn, lễ trung thiên, tứ phương. Cắm nhang vào bát, thầy tôi quì xuống chiếu, bái, lạy. Mẹ tôi làm theo những cử động của thầy tôi.
Sauk hi đã tàn nhang, cỗ bàn được dọn ra để cả nhà cùng ăn. Thầy mẹ tôi ăn chay riêng một mâm ở nhà trên. Chị em tôi ăn hai mâm ở nhà ngang.
Sáng mồng một, thầy tôi cắt đôi đĩa tiết gà giò luộc, nhìn những lỗ bọt không khí to, nhỏ, quần tụ sẽ đóan được diềm cát hung. Xem cặp chân gà, nếu đường gân máu đều, không chỗ nào bị đọng là mồ mả đất cát không bị động, lòng bàn chân gà đẩy lên là phúc đức dầy, ba ngón chân chụm dưới ngón cái là luồn cái, gia đạo trên dưới thuận hoà. Anh chị em tôi chúc tết bố mẹ và nhận tiền mừng tuổi.
Cảnh sinh hoạt của gia đình tôi đều đều như thế, cho đến khi toàn quốc được lệnh tiêu thổ, kháng chiến. Gia đình tôi gồng gánh tản cư lên miền Bắc: Phổ Lu, Gò Pháo. Đó là những năm đầu kháng chiến, vật chất thiếu thốn đủ mọi thứ, nhưng tinh thần rất cao. Ở hậu phương, ban ngày máy bay khu trục Pháp bắn phá bất cứ cái gì động đậy. Mọi sinh hoạt chỉ diễn ra vào ban đêm. Tối tối, chị em toit tay cầm sách, tay cầm đuốc dẫn nhau đến trường, ở trong rừng, cách nhà mấy cây số. Năm 1952, đợt cải cách ruộng đất đầu tiên. Trí, phú, địa, hào, bị đào tận gốc, bị bốc tận rễ. Đảng cộng sản cướp công kháng chiếng của toán dân, triệt hạ nhj74ng giai cấp khác, cuộc sống vốn đã rất khó khăn về vật chất, lại ngột ngạt về tinh thần. Không thể sống ở vùng chiến khu được nữa, gia đình tôi tế thầy tôi mất ở Hà Nội, năm tôi 13 tuổi. Mẹ tôi ở vậy nuôi con.
Hôm nay, ngày cuối năm, lưu lạc nơi đất khách, quê người, ngồi viết về người mẹ thân yêu, về quê hương yêu dấu, những hình ảnh của quá khứ trải dài trong trí nhớ, lòng tôi bồi hồi xúc động, rồi chợt nhận được thư nhà
Hôm nay, ba mươi tết.
Chợt nhận được thư nhà
Nói mẹ già vẫn mạnh
Ngày đói đã đi qua
(Cuối năm, nhận thư nhà)
Richmond, Mùa Đông Bính Tý
February 21st, 2022 at 10:07 pm
giày nam cao cấp
blog topic
October 30th, 2023 at 4:25 pm
túi xách công sở
blog topic
January 3rd, 2024 at 5:02 pm
Giày da nam cao cấp
blog topic