Richmond Vietnamese Association (Richmond, VA) / Hội Người Việt Richmond VA

Web site of the Richmond Vietnamese Association (Hoi Nguoi Viet Richmond), in Richmond, VA Virginia, USA
Subscribe

In celebration of the American dream

May 14, 2014 By: chinhdo Category: Articles, RVA News

In celebration of the month of May – Asian Pacific Heritage Month, Tony Pham, our Public Relation Officer, did a guest post in the Henrico Citizen. Below is an except. Click here to see the full article.

In celebration of the American dream

By Tony Pham, Guest Columnist
05/05/14

Pham2[1]

In 1978, Congress passed a joint Congressional Resolution to commemorate the first week of May as Asian/Pacific American Heritage Week. Thereafter, in May 1992, the entire month of May was designated as “Asian/Pacific American Heritage Month.”

During the celebrations in the month of May, different Asian communities celebrate the importance and accomplishments of their respective cultures with a pageantry of festivals and government sponsored educational activities.

However, I wanted to expand upon the celebration of what it means to be not just an Asian-American but an American of Asian heritage. I do so by sharing our journey to and in this wonderful nation with the hopes that in reading this, our children can understand how people from different backgrounds contribute to the beautiful tapestry of the American experience.

See more.

Đi Tìm Mộ Thuyền Nhân Ở Đảo Kuku Island

December 16, 2010 By: chinhdo Category: Articles, RVA News

Little Saigon TV interviewed Carina Hoang on going back to Kuku Island, Indonesia, to find lost graves of Vietnamese refugees: http://littlesaigontv.net/video-on-demand.php?fc=1&vid=141

If you are interested in helping Carina, you can contact her on her web site http://carinahoang.com/

Những Cái Tết Thời Thơ Ấu

January 27, 2009 By: chinhdo Category: Articles, RVA News

Tác Giả: Kim Hương. First published in Hoi Nguoi Viet Magazine Xuan Hy Vong Edition, Spring 2008.

image

Tôi sinh và lớn lên ở tỉnh Bắc Giang miền Bắc. Phong cảnh nơi đây rất thơ mộng và dân tình thật hiền hòa. Không biết nhận xét của tôi có khách quan không, nhưng chỉ biết rằng tôi thương yêu Bắc Giang của tôi lắm.

Bắc Giang là một tỉnh lỵ nhỏ bé, trước đây còn có tên là Phủ Lạng Thương. Nơi có con sông Thương nước chảy đôi dòng, bên đục bên trong và quanh năm tấp nập trên bến dưới thuyền. Rặng núi Neo trải dài gần một trăm ngọn phủ đầy thông xanh mướt tô điểm thêm cho tỉnh lỵ nhỏ bé này.

Bắc Giang có nhiều thổ sản, như vùng Cao Thượng gần phía Nam Yên Thế có nhiều rừng hạt dẻ; làng Bố Hạ trồng cam sành, cam giấy, quít bộp vỏ xốp nhưng rất ngọt và bưởi đường; làng Phổng trồng mía sản xuất đường, mật giọt, đường phèn và đường thẻ.

Đọc tiếp / Read more →

Khanh & Nhat Khai’s 2007 Vacation in South East Asia

March 06, 2008 By: admin Category: Articles, RVA News

Khanh and Nhat Khai‘s journal of their recent trip to Southeast Easia (Vietnam, Thailand, China).

By Khanh Nguyen – Philadelphia / PA.

Ngày đầu tiên ở China:

Bắc Kinh

" Trăm nghe không bằng một thấy " – Có lẽ không có nơi đâu câu nói trên có được trọn vẹn ý nghĩa như ở Bắc Kinh.

Chúng tôi tới Bắc Kinh vào buổi tối sau 1 chuyến bay tương đối dài .  Từ phi trường, cả đoàn đi bộ chừng 5 phút ra xe . Chỉ có chừng 5 phút thôi mà chúng tôi bắt đầu ý thức được cái lạnh của Bắc Kinh vào đầu tháng 1. Bắc Kinh vào mùa này rất lạnh, nhiệt độ cỡ khoãng -5 tới -8 độ C.  Từ phi trường, xe chở chúng tôi đi 40 phút là về khách sạn.  Khách sạn chúng tôi ở là khách sạn Timbo (là khách sạn Thiên Bảo nhưng tôi đọc là tim bò).  Về tới khách sạn cũng đã gần 12 giờ đêm.

Read more.

Thư Chúc Tết Mậu Tí

January 27, 2008 By: chinhdo Category: Articles, RVA News

This article is currently available only in Vietnamese.

Kính thưa;

Quý vị lãnh tụ tôn giáo
Quý vị tôn trưởng
Quý vị cao niên
Các bạn thanh niên và các em thiếu niên thân mến

Thưa toàn thể quý vị:

Năm Đinh Hợi đang qua dần và năm Mậu Tí đang đến; Năm con Chuột là năm khởi đầu của một giáp (12 năm) mong sẽ mang lại vận hội mới cho quê hương dân tộc và những đứa con lưu lạc nơi đất khách là chúng ta.

Trong giấy phút giao thừa thiêng liêng của đất, trời, và con người; Hội Người Việt Richmond xin thành tâm đốt nén tâm nhang để hướng về miền đất xa xôi, nơi tổ tiên, bà con, anh em, bạn bè chúng ta, đã và đang sống trong cảnh tình đầm ấm của mùa Xuân quê nhà. Cầu mong mùa Xuân dân tộc sống mãi trên quê hương yêu dấu và trên đất khách này.

Cùng chia sẽ các khó khăn và chung vui với mọi thành quả mà bất cứ đồng hương chúng ta đã gặp phải hoặc gặt hái đựợc trong năm qua, và trong niềm tin tưởng vững chắc một năm mới đầy hứa hẹn, Hội Người Việt kính chúc toàn thể đồng hương một năm Mậu Tí an khang, thịnh vượng, và hưởng trọn mọi niềm trong cuộc sống gia đình.

Trân Trọng
T/M Ban Chấp Hành Hội Người Việt Richmond
Chủ tịch

Dương Dinh.

Những Bài Thơ Viết Từ Tần Đầu Địa Ngục / Poems from the Bottom of Hell

November 02, 2007 By: Ta Quang Trung Category: Articles

By Tạ Quang Trung, Tháng 8, 1987

Click here for English version

Trả Lời Cuộc Phỏng Vấn

1.
Kính thưa quí bà,
Kính thưa quí ông trong phái đoàn:
Toàn thể gia đình chúng tôi đây đều mang họ Hồng Bàng,
các mầu máu đều đỏ,
các làn da đều vàng,
đời đời sinh sống trên đất Việt Nam.

Mảnh đất đã có một thời hân hạnh được quí bà,
và được quí ông âu yếm gọi là “nước bạn”

và do tình cảm cao cả ấy,
nên quí bà,
quí ông,
và các bạn cường quốc khác,
đã rộng lòng ban cho chúng tôi rất nhiều súng đạn:

Những viên đạn đại bác chế tạo tại nước Nga,
những dàn hảo tiễn cachusa
những trái bom made in USA,
những khẩu súng sản xuất tại nước Công Hòa Dân
Chủ Nhân Dân Trung Hoa,
những khẩu AK,
và còn rất nhiều,
rất nhiều những thứ để giết người khác.

Rồi do sự cổ võ nồng nhiệt của quí ông,
và của quí bà,
anh em chúng tôi đã tận tình bắn giết lẫn nhau,
trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn,

vì kính thưa quí bà,
và kính thưa quí ông,
khi lật mặt nạ các tử thi,
thì thấy tất cả các màu máu đề đỏ,
thì thất tất cả các mầu da đề vàng,
va dù sinh trưởng ở miền Bắc
hay ở miền Nam,
thì họ đều mang họ Hồng Bàng
thì ho đều là người Việt Nam.
Thưa, tất cả ho đều là người Việt Nam!

Khi cuộc chiến đang vô cùng mãnh liệt
khi cuộc chiến đã đến hồi tàng khốc,
một mất,
một còn,
thì quí bà,
và quí ông lại quay lưng,
lại bỏ đi.

Khi quí bà và quí ông đến đây đã không do chúng tôi mời,
lúc quí bà và quí ông bỏ đi cũng không nói một lời từ biệt

Bỏ mặt hai phía chúng tôi trong gông cùng, rên xiết.
Bỏ mặc hai phía chúng tôi sống trong uất hận,
tràn đầy tiếng khóc, tiếng than.
Bởi vì toàn thể chúng tôi đang lâm vào cảnh
nước mất, nhà tan.
Bởi vì quí bà,
và bởi quí ông
đã troi tay, trói chân chúng tôi,
rồi ném chúng tôi cho lũ hung tàn.

Nay thì nghiệm ra rằng:
ở nơi quí bà,
và ở nơi quí ông,
không bao giờ có được tình bè bạn.
Vì tình bạn bè căn cốt ở sự thủy chung.
Mà ở nơi quí bà,
và ở nơi quí ông,
thì chảng bao giờ có được sự thủy chung.

Thực ra thì quí bà,
và quí ông,
chỉ cần người hùn hạp, làm ăn, buôn bán.
Đến cuối kỳ tính sổ,
thấy không có lời thì đơn phương hủy bỏ hợp đồng.

Như người đàn ba,
một khi đã chán chê chồng,
rồi ra thì cũng sẽ bỏ chồng,
để đi tìm cuộc vui mới!

2.
Những năm trước đây chúng tôi là người đọc sánh.
Mà nay thì tầng lớp gọi là trí thức không có
giá trị bằng một cục phân (1)

Nên chế độ mới không cần,
ví sự hiểu biết chỉ gây ra lắm điều trở ngại,
trên con đường
dẫn, đưa dân tộc chúng tôi,
tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc
đến miệng hó thẳm của sự diệt vong (2)

3.
Do đó dã hơn mười năm nay,
hàng năm, chúng tôi đều dân lời thỉnh nguyện:
được sang quí quốc làm một chân gác gian,
cho các ông chủ Tư Bản.

Những ông chủ tiền rừng, bạc biển.
khi mua vui thì “quen thói bốc trời” (3)
khi trả lương cho công nhân thì lại tính
từng đồng cent nho nhỏ.

Chúng tôi nguyện cam chịu mọi điều cực khổ:
“đổi bát cơm bằng một bát mồ hôi”
và ngay cả việc:
“vờ lăm le ở vú,
con tấp teerng đi bồi.” (4)

Bởi vì thế hệ chúng tôi thì coi như đã bị bỏ đi
rồi.
Chỉ còn hy vọng rằng:
con, cháu chúng tôi,
mai sau sẽ được làm người!

Cuối cùng,
Kính thưa quí bà,
và kính xin quí ông,
vui lòng thể nhận nơi đây lời chân thành cảm tạ
của chúng tôi,
những người bạn ngày xưa,
mà nay đã trở thành xa la.
Xin cám ơn.

Sàigòn, tháng 8 năn 1987

Chú thích:
(1) Tư tưởng Mao Trạch Đông – “Cải tạo trí thức”
(2) Lê Duẩn – Kế hoạch ngũ niên lần thứ nhất, 1975-1980, đưa cả nước tiến mau, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên chũ nghĩa xã hội.
(3) Thơ Nguyễn Du
(4) Thơ Trần Kế Xương

English translation by Lê Thương

Poems from the Bottom of Hell

Answers at an Interview

By Tạ Quang Trung, August, 1987

“I have only committed the mistake of believing in Americans” (former Prime Minister Sirak Matak of Cambodia)

1.

Dear Ladies,
Dear gentlemen in the delegation:
Our whole family carry the last name Hong Bang,
red blood,
yellow skin,
thousand of years living in the land called Vietnam.

The land, once honourably and warmly called our
“allied nation” by dear ladies and gentlemen,

because of that lofty friendship,
dear ladies, and dear gentlemen,
and the other allied powers, you
generously gave us great amounts
of guns and ammunition:

The artillery shells made in the Soviet Union,
the cashusa rockets,
the bombs made in the U.S.A.,
the guns made in the People’s Republic of China,
the AKs,
and many, many,
many more other materials for killing our people.

Then, with strong excitement from dear gentlemen,
and dear ladies,
we blood-brothers killed each other barbarously
in the brotherhood war,
because dear ladies,
and dear gentlemen,
when we turned over the corpses,
they were all red blood,
they were all yellow skin,
though they were born in the North,
or they were born in the South of Vietnam,
they all carried family name Hong Bang,
they were all Vietnamese.

When the war was getting to its fierce point,
when the war reached its atrocious summit,
just dead, yes, they were all Vietnamese! not alive,
then all of you dear ladies
and dear gentlemen, you turned your backs,
and walked away.

Dear ladies and dear gentlemen,
you came after all without our invitation,
and you left without saying “good bye”.

Leaving us, on the both sides, to groan
under the yoke of tyranny.
Leaving both sides of us to writhe
with cries and tears.
Because all of us fell into the situation,
without a homeland, without houses.
Because dear ladies,
and dear gentlement,
you tied our hands, you tied our feet,
then threw us into the hands of cruel people.

Now we understand that:
with you dear ladies,
and dear gentlemen,
there is no friendship.
Friendship relies on loyalty.
But from you dear ladies and gentlemen,
there is no friendship or loyalty.

In fact, dear ladies,
and dear gentlemen,
you just needed partners for doing business, until
at the end you found
there were no profits,
so you canceled the contracts yourself.

2.
Years ago, we liked to read fine books.
Today, intellectuals are nothing
but piece of feces. (1)

So the new government does not need the intellectuals
because the knowledge causes a lot of troubles,
on the road
leading our people,
move fast, move strongly, move steadily,
to the edge of the sinkhole of perdition. (2)

3.
Yes, today it has been more than ten years,
and every year, we submit a petetion:
allow us to come to your country
to get jobs as security guards
for the capitalist bosses.

Those bosses with countless uncountable riches, so
when they buy pleasure, “they pay without counting the money,” (3)
but when they pay their employees,
they count penny by penny.

We vow to bear any hardness:
“to trade our sweat for a bowl of rice”,
as “my wife attempts to be a babysitter,
my children intend to be servants”. (4)

Although our generation was abandoned,
we hope that our children’s generation
may be treated as human-beings in the future!

Finally,
dear ladies,
and dear gentlemen,
please accept our appreciation,
from the pits of our hearts, from your
old friends of the old days,
who have become mere strangers nowdays.
Many thanks, of course,
Sincerely,
Saigon, August – 1987

Annotations:
(1) Mao Tse-tung, charman of the People’s Republis of China in “The Re-education of the intellectuals”.
(2) Le Duan – the first 5-year plan 1975-1980 to move Vietnam fast, strongly, steadily to Socialism.
(3) From a poem by Nguyen Du.
(4) From a poem by Tran Ke Xuong

Tản Mạn về Tiếng Việt và Tuổi Thơ Richmond

January 26, 2006 By: admin Category: Articles

By Hiếu Liêm

This article is available only in Vietnamese.

“Chữ Quốc ngữ, tiếng nước ta, con cái nhà, đều phải học…”

Đọc những dòng chữ trên từ bài viết của Học giả Đỗ Thông Minh làm tôi không khỏi bật cười cách thú vị, và nhẩm tiếp : “miệng thì đọc, tai thì nghe, chớ khóc nhè …” Tôi miên man nghĩ tới cái thuở “nhân chi sơ, tính bản thiện” mà bất kỳ ai cũng đã trải qua. Cái thuở mà việc học đọc, học viết, học nói tiếng Việt mặc nhiên trở thành bổn phận hàng đầu của hầu hết tuổi thơ Việt Nam. Và rồi, không thể không nghĩ tới tuổi thơ hải ngoại nói chung. Bài viết này không chú trọng đến tiếng Việt và trẻ em đang sống tại Việt nam, mà chỉ muốn đề cập đến một mối tương quan giữa một ngôn ngữ, mà ta thường gọi là “tiếng mẹ đẻ,” và các em gốc Việt Nam được sinh ra và lớn lên ở thành phố Richmond nhỏ bé này.

Đọc tiếp / Read more →

SàiGòn Ơi!

January 24, 2006 By: admin Category: Articles

By Trần Quốc Bảo

This article is only available in Vietnamese.

Sàigòn ơi! Người yêu ơi! Lúc nào tôi cũng nhớ tới Sàigòn. Hình ảnh dĩ vãng sâu đậm trong ký ức, Sàigòn chân tình thoải mái, Sàigòn rực rỡ yêu thương, Sàigòn bừng bừng sức sống, Sàigòn đầy ắp kỷ niệm của những năm tháng xa xưa mãi mãi sống động trong tôi.

Đọc tiếp / Read more →

Mẹ Tôi

January 18, 2006 By: admin Category: Articles

By Tạ Quang Trung

This article is only available in Vietnamese.

Mẹ Tôi

Tạ Quang Trung

Quê Hương, một đề tài rộng lớn, một nguồn cảm hứng bất tận cho văn nghệ sĩ và là chủ đề nghiên cứu cho trí thức các nghành. Viết về quê hương thật dễ mà thật khó. Dễ, nếu nhìn toàn diện, thì ta thấy nước ta có hơn bốn ngàn năm văn hiến, có rừng vàng biển bạc, nói chung chung là như thế.

Đọc tiếp / Read more →

Vai Trò Văn Hóa Trong Phát Triễn Quốc Gia

January 17, 2006 By: admin Category: Articles

By Đỗ Thông Minh, Email: mekongcenter@asahi-net.or.jp

This article is only available in Vietnamese.

Bài nói chuyện của tác giả, với tư cách là một diễn giả được mời phát biểu tại cuộc hội thảo quy tụ khoảng 30 các chuyên gia Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới, do Hội Chuyên Viên Việt Nam Ở Hoa Kỳ (VPA = Vietnamese Professionals of America) tổ chức tại đại học Maryland, thủ đô Wa DC, Hoa Kỳ, ngày 13/11/2003. Bài này được Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích giúp dịch tóm lược ra tiếng Anh. Đọc tiếp / Read more →